Mr. Hùng
0934 141 268Lưới độ cao là gì?
Lưới độ cao là lưới xác định vị trí độ cao của các điểm khống chế, lấy nó làm chỗ dựa để xác định vị trí độ cao của các điểm trong khu đo lập bản đồ và bố trí công trình. Tùy theo yêu cầu độ chính xác và tác dụng khống chế của nó, ta có thể phân thành: lưới độ cao nhà nước, lưới độ cao kỹ thuật và lưới độ cao đo vẽ. Lưới khống chế độ cao là tập hợp những điểm cố định ngoài thực địa có độ cao H được xác định một cách chính xác để làm cơ sở cho quá trình đo vẽ bản đồ, bình đồ, mặt cắt địa hình, bố trí công trình, nghiên cứu khoa học... Nước ta dùng kết quả quan sát mực nước biển trung bình tại trạm nghiệm triều Hòn Dấu để xác định độ cao điểm gốc ở Đồ Sơn, Hải Phòng.
Phân loại lưới khống chế độ cao Dựa vào độ chính xác, người ta chia lưới khống chế độ cao ra làm 3 loại:
- Lưới khống chế độ cao nhà nước: Lưới độ cao nhà nước được phân thành 4 hạng: I, II, III và IV. Lưới độ cao hạng I, II là hệ thống cao nhất trong toàn quốc, là cơ sở cho việc nghiên cứu khoa học và phát triển các lưới hạng III, IV.
- Lưới khống chế độ cao kỹ thuật: Lưới khống chế độ cao kỹ thuật được phát triển từ các điểm khống chế độ cao nhà nước. Lưới khống chế độ cao kỹ thuật cùng lưới khống chế mặt bằng khu vực và lưới khống chế đo vẽ sẽ tạo thành hệ thống cơ sở trắc địa chính để đo vẽ bản đồ tỷ lệ vừa và lớn. Lưới khống chế độ cao kỹ thuật còn dùng để phát triển lưới khống chế độ cao đo vẽ.
- Lưới khống chế độ cao đo vẽ: Lưới khống chế độ cao đo vẽ là cấp cuối cùng để chuyển độ cao cho điểm mia. Cơ sở để phát triển lưới khống chế độ cao đo vẽ là các điểm khống chế độ cao nhà nước và các điểm khống chế độ cao kỹ thuật. Các điểm của lưới đo vẽ, đường chuyền toàn đạc đều là các điểm của lưới khống chế độ cao đo vẽ.
Phương pháp thành lập lưới khống chế độ cao
Tùy theo yêu cầu độ chính xác và điều kiện đo đạc mà lưới độ cao có thể được xây dựng theo phương pháp đo cao hình học hay đo cao lượng giác. Vùng đồng bằng, đồi, núi thấp, lưới độ cao thường được xây dựng theo phương pháp đo cao hình học và theo dạng lưới đường chuyền độ cao. Vùng núi cao hiểm trở, lưới độ cao thường được xây dựng theo phương pháp đo cao lượng giác ở dạng lưới tam giác độ cao. Nói chung việc xây dựng lưới độ cao đều qua các bước: thiết kế kỹ thuật trên bản đồ, chọn điểm chính thức ngoài thực địa rồi chôn mốc, vẽ sơ đồ lưới chính thức và tiến hành đo chênh cao, tính toán độ cao các điểm. Tùy theo cấp hạng đường độ cao mà việc chọn điểm độ cao có những yêu cầu khác nhau. Nhưng nói chung cần chú ý: chọn đường đo cao cho nó ngắn nhất nhưng lại có tác dụng khống chế nhiều, thuận lợi cho việc phát triển lưới độ cao cấp dưới.
- Nơi đặt mốc hoặc trạm đo cần đảm bảo vững chắc, khô ráo. Đường đo ít dốc, ít gặp vật chướng ngại, tránh vượt sông, thung lũng. Tránh qua vùng đất xốp lầy, sụt lở....
- Khi đo cao phục vụ cho xây dựng các công trình, thì đường đo nên đi theo các công trình (kênh, mương, đập, cầu...).
- Khi chọn điểm có thể điều tra tình hình địa chất công trình ngay tại chỗ chọn để thiết kế độ sâu chôn mốc được hợp lý. Các điểm được chọn chính thức cần phải chôn mốc, vẽ sơ đồ và ghi chú cẩn thận.
Hình ảnh một số dự án tiêu biểu công ty đã thực hiện
Các dịch vụ đo đạc Công ty chúng tôi cung cấp:
- - Khảo sát địa hình thành lập bản đồ tỷ lệ 1/200, 1/500, 1/1000 trên cạn và dưới nước, phục vụ công tác thiết kế, san lấp và duyệt quy hoạch 1/500. Khảo sát địa hình bằng Flycam.
- - Lập lưới khống chế mặt bằng bằng máy toàn đạc điện tử hoặc công nghệ GPS.
- - Lập lưới khống chế cao độ.
- - Đo vẽ mặt cắt dọc, mặt cắt ngang trên cạn và dưới nước.
- - Kiểm tra độ chính xác xây lắp công trình
- - Định vị các tim trục công trình
- - Định vị mặt bằng móng
- - Định vị các trục chính, trục phụ
- - Định vị hệ thống cao độ của công trình xây dựng
- - Quan trắc lún, nghiêng công trình giao
- - Cho thuê thiết bị khảo sát địa hình
Hotline: 0934 141 268 (Mr. Hùng)